Kính thực tế ảo có hại cho mắt hay không?

Các bạn có nhận ra rằng sử dụng bất kỳ thiết bị công nghệ có màn hình chiếu trực tiếp và  kính thực tế ảo có hại mắt không? Điển hình là việc chúng ta xem Smartphone, màn hình vi tính, tivi, chơi game,… Trong một thời gian dài và không ngừng nghỉ có thể gây hại đáng kể cho mắt. Công nghệ thực tế ảo (VR) cũng vậy. Dù rằng được coi là công nghệ tương lai giúp giải quyết về góc nhìn một cách tối ưu nhất. Nhưng công nghệ nào cũng có điểm yếu. Và kính thực tế ảo có hại mắt không là một câu hỏi lớn được đặt ra cho công nghệ này. Câu trả lời sẽ có sau khi bạn xem qua bài viết này.

LIỆU KÍNH THỰC TẾ ẢO CÓ HẠI MẮT KHÔNG?

 

REVIEWS MỘT CHÚT VỀ VR VÀ KÍNH THỰC TẾ ẢO

Thực tế ảo hay còn gọi là Virtual Reality (VR) là công nghệ được tạo ra và phát triển từ những năm 1960. Ban đầu mục đích tạo ra đơn thuần là tái tạo hình ảnh ảo của bức tranh toàn cảnh màn hình. Có thể là màn hình chiếu phìm, màn hình chụp ảnh tập thể. Mãi đến ngày nay khi công nghệ phát triển, công nghệ này dần tạo ra những đột phá mới mẻ. Nâng cấp từ hình ảnh 2 chiều thành 3 chiều (3D) mô phỏng giống như đời thực. Cho phép chúng ta trải nghiệm tương tác trong thế giới ảo theo thời gian thực. Mang lại cảm giác chân thực sống động như ngoài đời thật.

MỘT HỆ THỐNG THỰC TẾ ẢO THƯỜNG BAO GỒM:

  • Thiết bị VR (headset) hay còn gọi là “kính thực tế ảo VR”. Sử dụng đeo trên đầu giống như tấm che mắt khi ngủ nhưng to và nặng hơn nhiều.
  • Máy chủ, ở đây hầu hết sẽ là máy tính, máy chơi game Xbox, PS series và một số loại máy đặc thù.
  • Kết nối bằng rất nhiều loại dây như HDMI, USB-C. Kết nối với kính thực tế ảo với máy tính, điện thoại, máy chơi game, máy hỗ trợ VR 3D. Hiện nay các nhà phát triển đang cố gắng thực hiện với kết nối truyền dữ liệu qua wifi, bluetooth, không dây.
  • Một số thiết bị đi kèm nhằm tăng tính đa dạng cho kết nối. Phù hợp với nhiều như cầu. Ví dụ như: Tay cầm, vòng đeo chân, cảm biến xúc giác …

kính thực tế ảo có hại mắt không

Cuối cùng nhắm đến mục đích tạo nên môi trường thực tế ảo chân thật nhất có thể. Kính thực tế ảo mang lại trải nghiệm từ các giác quan không khác đời thực. Trong đó quan trọng nhất là thông qua đôi mắt. Để có thể tạo ra 2 thấu kính mang tính chuẩn xác và tạo góc nhìn thật nhất là một vấn đề. Công nghệ cũng phải theo kịp mắt và tái tạo hình ảnh sao cho gần xa cảm giác như góc nhìn thực tế.

Và chúng ta thường nói đùa rằng: Hiện đại quá cũng hại điện. Với trường hợp này thì kính thực tế ảo có hại mắt không là vấn đề được bàn tán.

 

KÍNH THỰC TẾ ẢO VR CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI MẮT NHƯ THẾ NÀO?

Tất nhiên cái gì cũng có ưu và nhược điểm của nó. Ví dụ như việc ta sử dụng mạng xã hội trên điện thoại nhiều có thể đốt một khoản thời gian trôi rất nhanh. Lạm dụng trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tinh thần, sức khỏe thị giác một cách tiêu cực. Rất nhiều bài báo, nguyên cứu thực tế cho rằng xử dụng mạng xã hội hơn 3 tiếng một ngày có thể nghiện lâu dài. Trừ một số ngành đặc thù lấy mạng xã hội làm công việc chính.

Công nghệ thực tế ảo VR cũng vậy. Đeo kính thực tế ảo có hại mắt. Khi sử dụng lâu thì nhãn quang chúng ta sẽ bắt đầu quen trong môi trường ảo đó. Khi mở kính ra mắt sẽ phải điều chỉnh tức thì với môi trường thực. Dẫn đến chói sáng, nhiều màu, loạn tạm thời,..

Sau đây Vương Thành Media sẽ liệt kê một số triệu chứng hay gặp khi sử dụng kính thực tế ảo quá lâu.

Đau Nhức, Mỏi Mắt

Dễ gặp nhất khi sử dụng kính thực tế ảo thường xuyên. Vì là mô phỏng nên kính thực tế ảo không thể nào mô phỏng lại góc nhìn 200 độ của chúng ta. Mắt ta sẽ có định một góc nhìn nhỏ hơn và méo mó hơn. Sự mâu thuẫn với quang cảnh ngoài đời thực sẽ khiến mắt căng thẳng. 

Mỏi mắt sẽ không quá nghiêm trọng, không gây tổn thương nguy hiểm. Nhưng vì để an toàn thì để bảo vệ đôi mắt thì ta phải cho đôi mắt thật của mình nghỉ ngơi.

Đau Nhức, Mỏi Mắt

“Say Mạng” Gây Ra Bởi Thị Giác

Một hiện tượng cũng phổ biến. Xuất hiện thường xuyên hơn với những người vốn đã dễ dàng bị xay sẩm chóng mặt với xe, tàu. Nguyên nhân chính khiến chúng ta say là do não bộ nhận xử lí tín hiệu đang di chuyển nhưng thực tế lại không.

Ví dụ dễ hình dung: Bạn ngồi trên xe bus thì thấy cảnh quan đi chuyển, não bộ nhận tín hiệu và cho rằng bạn đang di chuyển về phái trước. Trên thực tế thì không phải vậy nên não và cơ thể xảy ra xung đột.

Quay lại câu hỏi kính thực tế ảo có hại mắt không. Trong thế giới ảo của công nghệ VR cũng xảy ra tương tự khi đeo kính này:

Chóng Mặt

Hay còn gọi là rối loạn tiền đình ở Việt Nam. Ảnh hưởng bởi sự cân bằng cơ thể được điều chỉnh liên kết với thính giác. Khi sử dụng kính thực tế ảo VR cũng xảy ra tình trạng này. Vì có tai nghe đi kèm để tăng trải nghiệm đồng bộ, nếu ta không đeo tai nghe thì hình ảnh ta thấy và âm thanh ta nghe khác nhau sẽ  gây chứng say mạng ở trên.

kính thực tế ảo có hại mắt không

Giật Cơ Mắt

Nhẹ hơn, nhưng cũng không kém phần gây hại đến sức khỏe. Các hình ảnh ta thấy trong kính thực tế ảo thay đổi với tần xuất ánh sáng chuyển động nhanh,… Các cơ quan của mắt sẽ điều tiết liên tục khiến mắt mau mỏi. Lâu dài sẽ gây giật cơ mắt như phản xạ.